Nhân học

Dịch là Nhân chủng học hay Nhân loại học đều có vẻ không chuẩn lắm. Đang phải đọc báo cáo để nhận xét cho cái kế hoạch phát triển khoa Nhân học ở SG nên nhân tiện thấy còn nhiều vấn đề các cô chú dân tộc học gốc Nga chưa cảm nhận được hết, nên tui dịch sơ cái giáo trình này để các em sinh viên nào có ý muốn thi vào ngành này thì có cái nhìn tổng quan coi trên thế giới người ta đang làm gì http://bansacdantocvietnam.blogspot.com/2008/11/mi-iu-cn-bit-v-nhn-hc-x-hi.html. Tối nay hay mai kia rảnh sẽ sửa lại cái post này trên wikipedia tiếng Việt cho nó đàng hoàng lại chút, không chỉ đầy đủ hơn mà phải bớt mấy chỗ sai http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_h%E1%BB%8Dc. Bây giờ lại phải làm một chuyện khác rồi, và nấu cháo gà ăn nữa. Vừa phải bỏ một chầu nhậu tả-pí-lù hơi bị ngon, thấy có đủ tôm hùm thịt bò nấm rơm cho đến choi săm và cải cúc (cần ô), đậu phụ (chùa, hi hi, không phải nhà).

Nói chung là kết thúc một tuần làm việc không kịp tiến độ đề ra, nhưng kịp secure những vị trí cần thiết (hê hê, không giống như Keangam để nước ngập lụt hố móng). Chưa có thời gian ngâm cứu về xây dựng nhưng các bác cựu chiến binh có nhiều cơ nguy mất tiền cá cược, nếu từng có cơ hội như tớ tới Canary Wharf chứng kiến các tòa cao ốc thi nhau mọc lên sau 6 tháng và cả một khu Thủ Thiêm hay Bãi ngoài đê Yên Phụ chỉ sau 3 năm biến thành Singapore thì các bác í chỉ có té ngửa mà thôi. Công nghệ xây dựng của Hàn quốc cũng kinh khủng khiếp, mấy khu nhà ở ở KangNam hàng chục tầng cứ thô thô mọc lên vừa bê tông cốt thép vừa đào vách núi. Nhưng các chú Keangnam cũng không tự tin mà vi tính lắm đâu, chưa biết Thụy Điển phải bỏ 3 lần tiền mới xây được 1 nhà máy giấy Bãi Bằng à, hê hê, công nhân Vn tay nghề thế nào, kể cả không ăn cắp thì có tác phong lao động không, thầu phụ ra sao, ngay cả thuê công nhân nước ngoài sang thì có kịp xin visa cho thằng lái cẩu, có kịp giải hàng (cốp pha chẳng hạn) ra khỏi cảng kịp tiến độ Nhật (just in time) hay không. Nói chung là rất đáng quan tâm cái vụ này, hi hi.

Đọc tin về khoa nhân học (mới thành lập hồi đầu năm nay) của SG mà toàn positive thôi, hê hê, cho tới lúc đọc thấy 1 cái tin về bảo vệ luận văn TS bla bla bla, nghe cũng ok, chủ tịch hội đồng là anh Biên (chú chứ nhỉ, hi hi) bên Tuyên giáo, nhưng giật mình cái là cả cái hội đồng chỉ có 7 đc (vắng mặt 1) chả bù bảo vệ phó TS ở Ba Lan, thôi rồi Lượm ơi, hơi bị nhiều các bác, riêng mời đã vài chục, thêm cả chục bác rỗi hơi hoặc hơi hơi quan tâm ghé vào nghe (và cũng có quyền bỏ phiếu luôn nhé, mới sợ vãi tè) bảo sao không chất lượng sao được, hi hi. Nhưng nói vậy thôi, nhiều lúc cũng có kiểu bỏ phiếu cho điểm thật cao rồi kệ mẹ chúng nó (con bò?) về nước làm sập cầu chết dân chúng nó chứ có chết ở nước chúng tao đéo đâu mà sợ, hê hê.

ad 17.Nov à mà nếu xét ngày Malinowski mở khoa anthropology ở LSE, London, Anh hồi 1920s thì VN chậm hơn thế giới chừng 80 năm nhỉ, hi hi, cách nhau 4 thế hệ hoặc gần 1 thế kỷ. Buồn vì mình thua xa TG hay vui vì mình là thằng chột ở xứ mù VN? Nếu xét theo một cái truyện ngắn vô cùng hay đăng cách nay chừng 15 năm trên KTNN thì thằng chột không thể nào làm vua xứ mù được, mà ngược lại, một thứ bệnh hoạn cần phải loại bỏ.

Nhưng có một điều cần ghi nhận là anthropology của VN (ít nhất là SG) nhập khẩu từ Bắc Mỹ (Oscar Salemink, Lương Văn Hy – coi lại mấy cái posts trước của tui), cho nên không chỉ là nhánh cultural anthropology – tất nhiên là hợp với mấy cái ethnograph của các bác dân tộc học từ Nga làm trưởng phó khoa xây dựng lên, mà còn thiếu vắng hoàn toàn chủ nghĩa Mác. Phải, đúng vậy, Mác-xít bị bao nhiêu người trên talawas của chị Hoài phủ nhận nhưng nó sống sờ sờ trong nhiều trường đại học (hệ Anh – Mỹ, nhưng ít ảnh hưởng tới nhân học Mỹ bằng Anh, có thể là do tác động của Znaniecki, người gốc Ba Lan nhứt quyết không chịu quay trở về tổ quốc Ba Lan cộng sản). Và vấn đề là tại sao một ngành học (sẽ) ảnh hưởng rất lớn ở Vn lại thiếu vắng hoàn toàn lý luận Mác-xít? Hê hê, hỏi tức là sẽ trả lời, kiểu này lại phải viết bài về Marxism perspective trong anthropology (có người còn xếp là Marxism anthropology luôn) mất rùi.

Tags:

6 Responses to “Nhân học”

  1. Hihi Hehe Says:

    Hà Lan thuộc Bắc Mỹ hồi nào vậy anh Chaien? Oscar Salemink là GS của Hà Lan ( GS thật, không phải Phó GS như John Kleinen)

  2. Chaien Says:

    Ok, để bữa nào rảnh sẽ giải thích thêm về cái gọi là khác biệt giữa social và cultural anthropology, và tại sao trong làng nhân học chỉ có 2 cực Bắc Mỹ và Anh mà thôi, và cả hai đều liên quan đến 2 đc gốc Ba Lan Znaniecki và Malinowski. Cái đơn giản nhất để phân biệt Bắc Mỹ và Anh là cái thứ nhất tiêu diệt Marxism còn cái thứ hai lại nhập chung với Marxism, cũng không hoàn toàn chính xác nhưng bác có thể hiểu nôm na như vậy.

    Bài trên BSVN là bài dịch, không phải cách nhìn của tui, lẫn của nhiều học giả soạn sách giáo khoa khác. Cá nhân có thể làm nên hệ thống lý thuyết, học trò ảnh hưởng thầy giáo nhưng cần biết mình thuộc dòng chảy nào, đang ở đâu trên thế giới để khỏi ếch ngồi đáy giếng.

    Tui thì cho rằng nhân học VN cần phải kết hợp với Marxism, ít nhứt là từ góc độ học thuật, hệ tư tưởng Marxism dễ hiểu với sv VN hơn, vì đã học từ cấp 3 và phát triển đại trà hơn các luồng tư tưởng khác.

  3. Chaien Says:

    À, mình không dám nhận làm thầy của bạn đâu. Mong bạn thông cảm.

  4. Hihi Hehe Says:

    Vậy anh Chaien đã có công giảng về nhân học thì giảng luôn về các trường phái( dùng từ trường phái có đúng không nhỉ) nhân học trên thế giới giúp những người như tui đây mở mắt ra với. Cái bài giảng về nhân học của anh trên Bản sắc dân tộc Việt Nam rất có ích cho những người mù tịt về nhân học như tui đó.( Tui mù tịt về nhân học thực đó.)
    Còn vụ xếp Salemink vào nhóm nhân học Bắc Âu, Tây Âu, hay Anh, hay Pháp, hay Hà lan… thì bằng đánh đố tui rùi. Anh giảng luôn cho tui biết với đi! Hoàn toàn với tinh thần học hỏi và rất chân thành đó!
    Anh có nghĩ rằng một cá nhân có thể làm nên một lý thuyết/ khuynh hướng nghiên cứu không?
    Nhân học VN sẽ là gì? Những người sẽ làm nên một ngành nhân học ở VN hiện nay hay trong tươpng lai được đào tạo từ nhiều nguồn: Nga, Ba Lan, Tiệp khắc (cũ), Mỹ, Canada, Úc, Hà Lan… Và mỗi người đều chịu ảnh hưởng từ một ông thầy/ hoặc hơn một ông thầy của mình và có lẽ họ cũng tạo nên một bản sắc riêng của họ nữa, phải không? Dù có đề cương và giáo trình chung cho môn học, ngành học, nhưng bài giảng của các ông thầy phụ thuộc vào quan điểm cá nhân và những kinh nghiệm cá nhân của họ trong quá trình nghiên cứu, phải không? Khi nói về một nhà nghiên cứu ( có lẽ tính từ TS trở lên) , một trong những điều người ta quan tâm tới là ông ta/bà ta được đào tạo ở đâu ( khu vực), trường nào?, là học trò của ông thầy nào?
    Hi hi còn anh Chaien, anh tự xếp mình vào nhóm nào? Anh có định làm nên một trường phái nhân học “a la Chaien” không?
    Nhân dịp sắp 20/11, với tinh thần ” Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” em Hi hi he he chúc thầy Chaien mạnh khỏe, hạnh phúc và tích cực khai sáng cho các blogger cả về trình độ phổ thông lẫn nâng cao!

  5. Chaien Says:

    Blời ơi, ước gì có 1 ngày bạn đọc được giữa 2 hàng chữ nhỉ http://www.columbia.edu/cu/china/Oscar.html Ford Foundation theo hệ tư tưởng nào? Columbia Uni là ở đâu, http://www.fsw.vu.nl/en/departments/social-and-cultural-anthropology/staff-of-sca/salemink/index.asp cái trường VU này theo trường phái nhân học nào? Chẳng lẽ giờ lại phải cầm tay bác đặt vào quyển luận văn của Salemink về Dega, chỉ ra tên từng tác giả được trích dẫn (xây dựng lý luận) trong đó là ‘người Mỹ’, hay mở những bài essay viết và edit gần đây nhất để coi nó theo ‘nước’ nào? Anyway thanks bạn đã nhắc nhở là trong số người đọc blog tui có những người như bạn, hê hê. Rất muốn được nghe thêm nhận xét của bạn, vậy nên xếp Salemink vào nhóm nhân học Bắc Âu hay Tây Âu hay Anh, hay chỉ riêng Hà Lan thôi, mà nếu riêng Hà Lan thì tả hay hữu, Mác hay Weber, hay Darrida, Adrend, Habemas?

  6. Hihi Hehe Says:

    “Oscar Salemink (1958) studied Social and Cultural Anthropology at the Catholic University of Nijmegen and Modern Asian History at the University of Amsterdam. He received his doctoral degree from the University of Amsterdam with a dissertation on the highland minorities of Vietnam”
    Đây là thông tin về Oscar Salemink theo đường link của thầy Chaien. Như vậy theo thầy Chaien thì Salemink được đào tạo và nhận bằng TS của University of Amsterdam, Hà Lan , nhưng lại xuất khẩu nhân học Bắc Mỹ sang VN vì đã làm việc cho quỹ Ford ạ. Em biết có nhiều người Việt Nam nhận học bổng quỹ Ford để đi học làm TS, thạc sĩ nhân học ở Úc, Hà Lan… và tất nhiên chắc là Bắc Mỹ là chính . Cái chương trình đào tạo cử nhân ngành nhân học ở ĐHKHXH&NV TP Hồ Chí Minh được xây dựng bằng tiền của quỹ Ford nên chắc sẽ phải theo nhân học Bắc Mỹ??? Nói thật là em chưa đọc công trình nào của bác Salemink cả ( vì nó chẳng phải là chuyên môn của em và tất nhiên là càng không thể biết cái chương trình nhân học của trương ĐHKHXH&NV Sài Gòn nó thế nào), nhưng em có chị bạn giúp bác ấy khi bác ấy đang nghiên cứu ở Tây nguyên- hình như chị ấy cũng tốt nghiệp dân tộc học ở Khoa Sử ĐHTH Hà Nội thì phải và giúp bác ấy phiên dịch tiếng của người Mạ. Chị ấy ca ngợi bác ấy ghê lắm, (chị ấy bảo nếu công an VN cho phép thì chị ấy đã yêu bác ấy rồi, hê hê – yêu đơn phương thôi).Tháng 12 này bác Salemink sẽ sang VN dự hội thảo, nếu có dịp tiếp cận bác ấy em sẽ hỏi bác ấy xem bác ấy tự cho mình thuộc nhóm nhân học nào nhé!
    Nói vậy, nhưng em rất cần tất cả những kiến thức mà anh Chaien cung cấp đấy. Ngưỡng mộ là thực lòng đấy (còn khi nào em đùa thì em nhận ngay là em đùa)

Leave a comment