Phim trường Phú Quốc

Sáng Chủ Nhật rảnh rỗi ngồi mơ mộng tiếp vậy, và khuyến mãi giấc mơ này trên mạng cho những người cũng nhàn cư như mình để khỏi bất thiện. Hôm trước mình đã trình bày cái giấc mơ phát triển ở tầng vĩ mô và từ góc cạnh giáo dục http://blog.360.yahoo.com/blog-c4fwAN4zeqi8D.JXuWThXsk0IbGsY37B?p=77. Hôm nay chúng ta có thể xét một cái giấc mơ ở tầng tạm gọi là vi mô và từ góc cạnh truyền thông. Người ta có thể “dạy” người dân làm kinh tế bằng viết truyện Robinson http://blog.360.yahoo.com/blog-c4fwAN4zeqi8D.JXuWThXsk0IbGsY37B?p=54, “dạy” làm công an và nhà xã hội học qua truyện Sherlock Holms thì cũng có thể “dạy” rất nhiều chuyện khác qua phim bộ (đạo đức qua phim Hàn, bảo hiểm tình yêu qua phim Hongkong chẳng hạn), đồng thời giúp phát triển kinh tế nhờ bán phim và kinh doanh du lịch ở đó luôn.

Đảo Jeju (Hàn quốc) nổi tiếng vì ngày xưa người Hàn cũng giống Vn, không được đi ra nước ngoài, và đất nước mang tiếng là dân chủ nhưng thực ra nằm trong chế độ độc tài quân sự cho đến tận sau ngày tổ chức Olympic. Người dân Hàn chỉ có 1 nơi duy nhất để đi tuần trăng mật là đảo Jeju. Nhưng trước đó Jeju là một nơi nghèo chỉ có hoa và đồ ăn, kiểu như Phú Quốc chỉ có nước mắm và chó. Nhờ chính sách của nhà nước mà các nhà làm phim được tự do tới đây muốn quay kiểu gì thì quay, viết kịch bản kiểu gì thì viết. Người xây khách sạn tài trợ đoàn làm phim để quay rồi gắn bảng đồng cho mấy đôi uyên ương muốn sống giấc mơ đẹp sau khi xem phim, kiếm bộn tiền mà không mất công quảng cáo, hết thế hệ này tới thế hệ khác trả tiền coi mấy cái phim đó rồi mua vé bay ra đảo, xếp hàng book đúng cái phòng đó, cái bàn đó và món ăn đó. Rượu khoai tây có cái gì ngon đâu nhưng thành quốc hồn quốc túy cũng là nhờ những bộ phim như vậy.

Đảo Phú Quốc được hô hào phát triển các kiểu, nhưng cái dở là lại theo mô hình Phuket, Thái Lan. Đảo của Thái Lan nổi tiếng đầu tiên là nhờ lính Mỹ, sau đến người Đức qua tìm gái và trai, rồi đến dân Anh-Uc ghé giữa chặng bay dài. Tức là mô hình sống nhờ lưu lượng người qua lại. Việt Nam sân bay thì kém, giao thông không thuận tiện, trong vùng cũng chả có ai đánh nhau để mà kiếm lợi, theo mô hình Phuket cho nên Phú Quốc 10 năm qua mà vẫn chẳng ngóc đầu lên nổi là đúng rồi. Bây giờ có thể thử theo mô hình Jeju, mình tin là chỉ cần 5 năm là đủ. Trước hết mở cửa văn hóa, các đạo diễn, nhà thơ, nhà văn muốn viết kiểu gì thì viết, quay kiểu gì thì quay, còn chuyện kiểm duyệt sẽ tính sau. Cùng một bộ phim Mỹ nhưng bản chiếu ở rạp khác bản chiếu video và càng khác hơn bản gốc, vì cơ quan kiểm duyệt của Mỹ còn kinh khủng hơn hàng ngàn lần những gì người ta hay mô tả về hệ thống kiểm duyệt ở Vn. Bộ phim Vn làm xong những đoạn nào được xem sẽ được chiếu trong nước, đoạn nào ít được xem sẽ được chiếu ở Ngô Đức Kế, còn đoạn nào không được xem thì cho nghệ sĩ thoải mái chiếu ở nước ngoài để gây tiếng vang. Trung Quốc cũng đang theo mô hình này, và Hàn Quốc trước kia cũng vậy, hay Thái Lan, thậm chí cho nước ngoài vào quay kiếm tiền nhưng phim thì cấm chiếu. Làm như vậy tất nhiên là sẽ mệt cho ai làm ngành kiểm duyệt nhưng vô cùng lợi cho Vn, chẳng lẽ những người hay hô hào phát triển đất nước lại không muốn bỏ thêm chút công (chắc chắn sẽ được trả thêm thù lao) để đất nước phát triển sao.

Nếu theo mô hình này thì trên lý thuyết không nhất thiết phải chọn Phú Quốc, có thể chọn Đà Lạt hay Nha Trang. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ cái người ‘dám cho đất nước phát triển’. Tỉnh Lâm Đồng nổi tiếng cứng tay với văn nghệ sĩ. Tỉnh khác có thể nhẹ tay nhưng sẽ bị các cụ ở trên gõ đầu. Cho nên cần phải chọn cái tỉnh nào vừa ‘dám’ mà lại vừa có ‘dù’. Anh Xuân làm được cái đại học dưới An Giang, mời GS nước ngoài vào hà rầm, sinh viên vào trường dùng wi-fi miễn phí thoải mái như Singapore, là nhờ bí thư hồi đó là anh 6 Khanh, rất mạnh ở trên và cũng dám bên dưới. Mình nói Phú Quốc là hi vọng cái dây của họ với anh 3 thủ tướng, hay cả anh Khoan phó và nhiều cụ khác mà gần đây thể hiện ra ngoài bằng các hành động vượt rào không bị phạt như ưu đãi đầu tư, cho khách nước ngoài nhập cảnh qua cửa khẩu không quốc tế từ Campuchia… Nhưng tất cả những việc đó không phải là cái chỗ để thay ‘chất’, chỉ là tích lũy chút ít về ‘lượng’ mà thôi. Nha Trang rất giỏi khi tận dụng các cuộc thi hoa hậu và ngay cả xì-căng-đan cáp treo để quảng cáo du lịch. Nhưng đó có vẻ chỉ là chính sách của một công ty, một khách sạn chứ chưa phải cái ‘dám chơi’ của lãnh đạo, dù bí thư tỉnh cũng là ‘cạ cứng’ trên trung ương. Và yếu tố phụ nữa là dân Vn rất mau chán, có hồi kéo nhau lên Trảng Bàng ăn bánh cuốn nhưng vài tháng sau là quên mất luôn. Đám đông tâm lý rất phức tạp, và đám đông người Vn hay tò mò thích cái mới, và Phú Quốc thì rất ít người biết, trong lúc lại có vô số cái hay, cái mới để liên tục phát triển, liên tục khai thác để làm phim mới và rồi lại xây khách sạn mới, tạo kiểu dáng ăn chơi mới.

Đã thấy Hạo Nhiên bình loạn rồi, sex cũng có nguy cơ trở thành cách mạng, như từng xảy ra hồi đầu 1970s ở Mỹ đó, phong trào sex not war khiến nước Mỹ không tiếp tục nổi trong cuộc chiến Vn và phải thay đổi hoàn toàn chính sách của họ. Rất nhiều người nước ngoài về miền Tây du lịch là vì cái phim Người Tình đó, đặc biệt là du khách nữ người Nhật. Tiện đây cũng nói thêm về một chuyện người ta rất hay lầm tưởng về Đà Lạt – lên đó quay phim vì khí hậu mát mẻ, hi hi. Quay phim cần nắng – nắng càng nhiều càng tốt, nắng quanh năm, như Cali vậy, để mấy cảnh ngoài trời đỡ kéo dài tốn tiền, chứ còn lạnh chỉ là yếu tố vô cùng thứ yếu thôi. Phim quay ở Ba Lan tui thấy quay mùa hè không hà, lấy giấy hoặc giàu hơn là bọt phun lên cây để làm tuyết, và tích trữ lá vàng rải trên đường làm mùa thu. Quay giữa hè để có Nắng, các bác ạ.

Quay lại Phú Quốc, để phát triển nhanh chóng và đồng bộ về kinh tế, giáo dục và xã hội thì một trong số các giải pháp là truyền thông giải trí, nhưng cần xây dựng một khung luật rất rõ ràng để người ta tin tưởng và dồn tiền vào đầu tư. Có không ít Việt Kiều bỏ
tiền vào đây như khu quanh chỗ chị Mỹ (Mango, Bobo…) nhưng đa số vẫn là thế nằm chờ thời hơn 10 năm qua. Cái cần là lòng tin và nguồn vốn ồ ạt, nhiều chiều, FDI, chứ không phải mấy cái vụ hứa này hứa nọ, dự án này nọ như xây sân bay, làm đường, khu resort qui mô lớn, dễ kiếm tiền hối lộ bỏ túi nhưng thực chất không giúp ngay lập tức cho kinh tế khu vực và người nghèo. Chuyện làm dự án và làm luật chính là nhiệm vụ chính của tỉnh và có vẻ như đây cũng là cái yếu nhất của tỉnh Kiên Giang, dù anh 6 Tuấn (bí thư) và 7 Sương (chủ tịch) đều ‘thể hiện ra ngoài’ rất cố gắng và dám chơi.

Việc đầu tiên 2 anh nên tổ chức hội thảo. Mời chuyên gia về ăn nhậu. Buổi giới thiệu vận động ở New World trên SG rất ok nhưng mới chỉ là một bước. Chuyên gia thường nghèo, không cần KS sang trọng đâu, chỉ cần cho họ tiền vé và chỗ để ở, chỗ để nói chuyện, ví dụ như cái Ngàn Sao của anh Thời đó (cựu giám đốc sở du lịch Kiên Giang, quen biết rộng với mấy sếp trên SG và ngoài TW). Phát biểu ngắn ngắn thôi, ăn nhậu và tranh cãi nhiều nhiều, ra hạn định để làm chính sách và luật, khách mời chọn thiên về trình độ và năng lực hơn là danh tiếng. Đầu ra là 2 văn bản chính. Thứ nhất là chính sách phát triển trong vòng 5 năm, đưa ra rõ ràng từng ‘hạng mục’ phải thực hiện trong từng quí và từng năm. Thứ hai là bộ luật đầu tư sơ khởi. Nó là văn bản chi tiết, cụ thể hóa quyết định của TW (anh Khoan đã cho Phú quốc làm đặc khu rồi), thông tư nghị định của vùng và tỉnh. Đặc biệt là phải qui định rõ trong vòng 5 năm sẽ không có thay đổi gì lớn đối với luật này, để dân kinh doanh giải trí còn yên tâm khi xây dựng các dự án kéo dài 1 năm và dân đầu tư có thể hi vọng hòa vốn sau 3-4 năm.

Khi xây dựng chính sách, cần chú ý là truyền thông giải trí không đơn giản chỉ là mấy bộ phim mà nó là cả một ngành công nghệ – entertainment business/industry. Ngoài các qui định về kiểm duyệt phim, ví dụ như Mỹ từng giới hạn số lần hôn và chiều dài một nụ hôn được thể hiện trên phim, hay coi phim không là phim sex nếu 1 chân của diễn viên vẫn còn chạm mặt đất (cho nên các bác thấy đa số các cảnh ‘nóng’ nghệ sĩ đều chạm chân dưới đất hết, hê hê, chứ không phải ngoài đời người ta làm như vậy, học sex qua phim không phải là cách hay đâu). Đi kèm theo phim là ca nhạc. Được hát nhạc nào, tổ chức nhạc phòng trà hay đại nhạc hội ra sao, cứ theo qui định mà làm, khỏi mất công lần nào cũng phải tốn kém chờ mấy cha kiểm duyệt tới ‘cắt’ và phán vô lý làm hại doanh nghiệp và gây bất ổn trong kinh doanh, điều tối kỵ nhất khi mời chào doanh nhân quốc tế. Rồi karaoke, mát-xa, vũ trường, bãi tắm khỏa thân (nếu khách Tây mặc trang phục mát mẻ quá hoặc không mặc gì ra đường như dân Anh kéo sang Hi Lạp thì phải làm sao để vừa không làm hư dân địa phương vừa không bị mất khách), rồi giáo dục để nâng cao trình độ hưởng thụ của mấy anh 2 Lúa nhiều tiền nhưng không biết chê Bún Ta.

Chưa hết, truyền thông giải trí còn bao gồm cả báo, radio, tv và online nữa. Kiểu như Hạo Nhiên xin về để làm TV chỉ có phim và quảng cáo, miễn chính chị chính em thì có được giấy phép ngay lập tức sau 24h hay không, và tự do làm chương trình không có ai kiểm soát cho tới khi phạm luật sẽ bị xử phạt, đóng cửa tv và trục xuất hay không. Một cái ‘cơ quan truyền thông’ như vậy sẽ tạo công ăn việc làm dài hạn cho cả trăm người, một con số rất lớn đối với huyện đảo Phú Quốc. Nếu đoàn làm phim cần cả ngàn người và sau đó cũng thải hồi cả ngàn người sẽ gây ra bất ổn xã hội cho đảo thì một cái TV với chừng vài chục nhân viên ổn định ít nhất trong 5 năm sẽ nuôi sống vài chục gia đình trên đảo. Những người này cần osin sẽ giúp thêm vài chục gia đình nghèo khác trên đảo hoặc trong tỉnh. Họ ra ngoài ăn tối sẽ giúp vài gia đình làm nhà hàng, mua sắm và nấu nướng cũng giúp thêm có tới 10 người bán hàng ngoài chợ và những người cung cấp hàng hóa cho những người đó. Các nhân viên này có quan hệ với quan chức địa phương sẽ giúp quan chức địa phương nâng cao trình độ, mở rộng tầm nhìn ra quốc tế, đưa con đi học nếu không ở nước ngoài thì cũng là ngoài HN hay SG. Mối quan hệ nước ngoài của các nhân viên truyền thông cũng sẽ là nguồn du khách hoặc đầu tư mới tới đảo, tạo thêm nhiều công ăn việc làm nữa. Tiền thuế do họ đóng góp sẽ là nguồn thu của chính quyền, thoải mái chi tiêu, kể cả cho các dự án phát triển cộng đồng hay từ thiện, mà nhiều khi họ cũng sẽ giúp kêu gọi thêm. Đó là chưa kể TV cũng là nơi quảng cáo, sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong tỉnh và trên đảo giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh số, tạo thêm cả trăm cả ngàn lao động phụ khác.

Ngày xưa có lần từng đọc một cái báo cáo của Ấn Độ nói về cái lợi của ngành xe hơi, một công nhân Ấn Độ trong ngành xe hơi hình như tạo ra vài chục hay vài trăm chỗ làm việc khác trong các ngành có liên quan. Mà xe hơi cần cơ sở hạ tầng rất lớn. Còn truyền thông giải trí thì… bán giấc mơ lấy tiền thôi mà. Các pác nghĩ sao? Mà công nhận mình viết bài dài dze kiu luôn.

Ad 2.Oct, còn vấn đề này cũng phải nhét vào, là yếu điểm của Phú Quốc http://www.sggp.org.vn/SGGP12h/2007/10/123466/, hồi trước mình cũng có nói chuyện với chú Thời, chủ hãng nước mắm và ks Ngàn Sao, có cô cháu hơi bị đẹp (lại lan man rồi), nói tới cái dự án xây cầu từ Hà Tiên ra ngoài đảo để bảo đảm giao thông cho khách. Nhưng tính ra nếu tăng số chuyến bay thì ok hơn, và dự án kéo dài đường băng cũng ok, đáp được Airbus là giải quyết ngay vấn đề giao thông.

Tags:

5 Responses to “Phim trường Phú Quốc”

  1. HaoNhien Vu Says:

    Sex cũng dạy qua phim, nhểy?

  2. [deleted] Says:

    tại VN ,đích thị học sex qua phim

  3. Mshaudau Says:

    Dài quá. Tớ xí phần để đấy, đi nấu cơm đã. Mà tớ đã xí phần rồi, cấm ai được… bon chen vào đọc trước đấy (chết Chaien chưa?)
    Giơ tay trước cái vụ Michael Palin, nếu hông thì ngày nay tớ… mất toi 20usd. Hehe…

  4. Con Đường Nhỏ Says:

    shit………

  5. cátkhuê Says:

    em không biết ai ra sao nhưng em đúng là học sex qua phim. cái này cực hấp dẫn, đề nghị tình yêu Chaien của em viết thêm đi.
    còn em, sự thật là em học sex qua The Lover. thế đấy.

Leave a reply to HaoNhien Vu Cancel reply